Chat Button
Hỏi đáp với Rạng Đông GPT ×
Chiếu sáng thông minh

Tại sao thức dậy bằng ánh sáng khiến cơ thể đỡ mệt mỏi hơn đồng hồ báo thức?

Thứ ba 19/04/2022

Chuông báo thức là một điều không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Thói quen thức khuya làm việc hay giải trí, thật khó để tỉnh dậy đúng giờ nếu không có tiếng chuông. Nhưng chúng ta lại không ngờ rằng, nếu giữ thói quen về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.

Thay vì vậy, các nghiên cứu khoa học cho rằng, cần đánh thức cơ thể một cách tự nhiên và “dịu nhẹ”, trong đó có việc tận dụng ánh sáng để cơ thể tự cảm nhận và thức giấc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lí do tại sao nên thức dậy bằng ánh sáng nhé.

1. Tại sao thức dậy bằng ánh sáng lại an toàn hơn đồng hồ báo thức

Đồng hồ báo thức bằng ánh sáng có thể hiểu đơn giản là quá trình cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi giữa đêm và ngày, tạo ra quá trình thức dậy phù hợp với chu kỳ giấc ngủ.

Thức dậy bằng ánh sáng giúp tinh thần sảng khoái
Thức dậy bằng ánh sáng giúp tinh thần sảng khoái.

Thông qua tín hiệu ánh sáng, nó báo hiệu sự giải phóng các hormone trong cơ thể.

Cụ thể, hormone cortisol tiết ra, giảm lượng melatonin trong cơ thể, khiến nhịp tim tăng lên để cơ thể bạn chuẩn bị cho việc thức dậy. Sự thay đổi hoocmon 1 cách từ từ này sẽ giúp bạn tạo ra nhịp điệu sinh học, cơ thể được đánh thức, chuyển đổi trạng thái giúp bạn thức dậy bằng ánh sáng không mệt mỏi, khỏe mạnh về mặt tinh thần.

Ngược lại, sử dụng tiếng chuông báo thức, được coi như là một cách đánh thức cưỡng bức, các phản ứng cơ thể diễn ra một cách tiêu cực.

Đó là chưa kể tới những trường hợp không thức dậy luôn mà đặt báo thức nhiều lần. Chúng ta phải rất vất vả mới có thể thức dậy được. Hệ quả là khiến cơ thể luôn cảm thấy trong trạng thái mệt mỏi và uể oải, làm việc kém tập trung.

2. Tác hại nếu sử dụng đồng hồ báo thức thường xuyên

  • Các vấn đề về tim mạch, huyết áp

Khi đang trong trạng thái ngủ và bị đánh thức đột ngột bởi âm thanh lớn từ chuông báo, cơ thể chúng ta sẽ sinh ra một phản ứng nhằm tự bảo vệ. Khi này nồng độ epinephrine sẽ tăng lên, làm tăng huyết áp và kích thích tim. Kéo dài trạng thái này trong một thời gian dài, bạn có thể thể gặp phải các vấn đề như cao huyết áp, yếu tim hay mất ngủ.

Thực tế nghiên cứu đã chứng minh, những người thức giấc đột ngột do tác động từ bên ngoài có mức huyết áp và nhịp tim cao hơn so với những người thức dậy một các tự nhiên - Theo Viện Y tế quốc gia công nghiệp Nhật Bản.

Sử dụng âm thanh khó chịu từ đồng hồ báo thức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Sử dụng âm thanh báo thức trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Tinh thần uể oải, tiêu cực

Khi chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang tỉnh táo sau khi thức giấc, các nhịp trong cơ thể sẽ tăng lên từ từ. Cụ thể, hô hấp ( từ 16 lên 24 nhịp/phút), nhịp tim (tăng lên 10 lần/phút), sóng não (từ 8 lên 30 lần/giây).

Khi đang ngủ sâu và bị đánh thức bởi ‘âm thanh lớn’, các chỉ số ở trên phải thay đổi một cách bất ngờ, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái tiêu cực như uể oải, khó chịu, cảm giác trống rỗng,... Tâm lý của con người lúc này bị tổn thương tạm thời, dễ dẫn đến sự cáu gắt và căng thẳng.

Các tổn thương này có thể hình thành một dị tật trong não bộ khiến suy giảm một vài chức năng của não nếu kéo dài và thường xuyên. Sự minh mẫn và tỉnh táo, hiệu suất công việc của con người cũng sẽ giảm đáng kể.

  • Suy giảm trí nhớ

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra khả năng nhận thức, ghi nhớ của con người sẽ giảm đi khi bị đánh thức trong giấc ngủ sâu so với việc tự thức dậy bằng ánh sáng.

3. Mẹo để thức dậy bằng đồng hồ sinh học

Để tránh các tác hại sức khỏe mà tiếng chuông báo thức gây ra, chúng ta có thể áp dụng các mẹo sau đây để tạo thói quen thức dậy bằng đồng hồ sinh học an toàn hơn, thoải mái tinh thần hơn.

Việc tử bỏ ngay lập tức đồng hồ báo thức tương đối là khó khăn. Thay vì đó, hãy thay đổi dần dần bằng một số cách sau đây.

Đầu tiên hãy tập thói quen thức dậy bằng ánh sáng. Nếu nhà bạn có cửa sổ, hãy lựa chọn vị trí ngủ sao cho có thể hứng được ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể. Nếu cửa sổ sử dụng rèm, có thể lựa chọn các loại công tắc cảm ứng Rèm thông minh đang có trên thị trường để hẹn giờ rèm mở buổi sáng mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho giấc ngủ của bạn.

Mẹo để thức dậy bằng đồng hồ sinh học
Công nghệ chiếu sáng thông minh của Rạng Đông giúp bạn dễ dàng thức dậy bằng ánh sáng. 

Một cách hỗ trợ hiệu quả hiện nay là sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, bạn hoàn toàn có thể cài đặt hẹn giờ đèn dần sáng vào lúc 6h để cơ thể tiếp nhận tín hiệu buổi sáng và thức dậy một cách tự nhiên.

Trong giai đoạn này, bạn vẫn kết hợp sử dụng với đồng hồ báo thức để tránh ‘ngủ quên’ nhưng hãy để âm lượng nhỏ, không đặt báo thức nhiều lần và tỉnh dậy ngay khi có tiếng chuông để làm giảm tác động xấu từ âm thanh. 

Ngoài ra, cũng có một số lưu ý khác như:

  • Ngủ đủ giấc, từ 7-9 giờ tùy theo từng người, để cơ thể không có cảm giác mệt mỏi mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Tạo thói quen ngủ sớm và thức dậy vào một giờ cố định. Nếu bạn là người có thới quan ngủ lúc 1h sáng và thức dậy vào 8h sáng hôm sau thì hãy cố gắng thay đổi sang mốc 11h tối - 6h sáng. Cùng thời lượng ngủ nhưng việc đi ngủ sớm sẽ giúp cơ thể được tái tạo năng lượng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa cafeine để không tạo cảm giác khó ngủ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đèn LED điều chỉnh ánh sáng theo kịch bản giúp chăm sóc giấc ngủ.

Kết hợp các yếu tố trên, sẽ giúp bạn tạo ra một đồng hồ sinh học riêng cho bản thân và có thể thể bắt đầu một ngày mới mà không còn sự xuất hiện của "hung thần giấc ngủ" là tiếng chuông báo thức phiền phức nữa. Qua đó, thức dậy bằng ánh sáng sẽ tạo cho bản thân tinh thần sảng khoải, cảm xúc tích cực cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

BÌNH LUẬN
0
Gửi hình chụp thực tế
Gửi hình chụp thực tế
GỬI BÌNH LUẬN
Bài viết liên quan
Đã hiểu
×
1900.2098